Xét Nghiệm ADN Thai Nhi: Phương pháp, Quy trình, Thời điểm thực hiện
Xét nghiệm ADN thai nhi là bước tiến lớn trong y học hiện đại khi có thể phân tích ADN trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Có hai phương pháp chính trong xét nghiệm gen thai nhi là xâm lấn và không xâm lấn. Cùng tìm hiểu về chi phí, thời gian và mức độ an toàn của phương pháp này.
Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi
Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi có xâm lấn tối thiểu dao động từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng. Đối với chi phí xét nghiệm thai nhi không xâm lấn chi phí cho một ca xét nghiệm rơi vào khoảng 20.000.00 đồng. Tuy nhiên, mức giá xét nghiệm còn tùy thuộc vào thời gian trả kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm ADN thai nhi là gì?
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp tiến hành phân tích ADN của thai nhi sau đó đối chiếu với người cha giả định. Đây là một cơ sở xác định mối quan hệ huyết thống giữa những người tham gia xét nghiệm. Hiện nay, y học hiện đại đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Tùy thuộc vào thể trạng cụ thể của bệnh nhân mà phương pháp xét nghiệm ADN sẽ khác nhau. Thông thường, khi thai nhi được 10 tuần tuổi đã có thể thực hiện xét nghiệm. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để quá trình diễn ra chính xác và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi
Mẹ bầu thuộc vào nhóm đối tượng sau cần tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi trước sinh giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh:
- Mẹ bầu không xác định được cha thai nhi.
- Gia đình có nhu cầu tìm hiểu và xác định cha cho thai nhi.
- Các cặp vợ chồng sắp cưới còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, cần xét nghiệm để làm rõ với họ hàng hai bên.
- Có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, xét nghiệm để hỗ trợ hoàn thành thủ tục làm visa, quốc tịch, xét nghiệm adn pháp lý.
- Nghi ngờ người vợ ngoại tình.
- Một số trường hợp đặc biệt khác.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi
Thời điểm thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà mẹ lựa chọn. Sau đây là thời điểm thực hiện xét nghiệm ADN hợp lý nhất:
- Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp chọc ối: khi thai nhi đạt 16 – 17 tuần tuổi.
- Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp sinh thiết gai nhau: thực hiện ở tuần thứ 10 -13 thai kỳ.
- Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: Đây là phương pháp không xâm lấn nên ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ đã có thể thực hiện. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên để vào tuần thai thứ 10.
Độ chính xác và thời gian trả kết quả của xét nghiệm ADN thai nhi
Xét nghiệm ADN thai nhi cho độ chính xác cao lên tới 99,99%. Mẫu xét nghiệm có độ nhạy cao và đảm bảo sử dụng Công nghệ từ Hoa Kỳ giúp kết quả xét nghiệm gần như không xảy ra sai lệch.
Thông thường, kết quả xét nghiệm ADN thai nhi sẽ có sau 7 – 10 ngày làm việc và không tính ngày thu mẫu. Tuy nhiên hiện nay, trung tâm đã có thể trả kết quả xét nghiệm ADN nhanh nhất chỉ trong vòng 3 – 5 ngày. Việc lấy kết quả xét nghiệm nhanh hơn chỉ tốn thêm một ít chi phí.
Những phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp có thể xét nghiệm ADN của trẻ sơ sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Có ba phương pháp để xác định huyết thống được dùng phổ biến hiện nay.
1. Phương pháp chọc ối
Trong quá trình tái hấp thụ nước ối, dây rốn da và màng ối của thai nhi, ADN của trẻ sẽ tồn tại trong nước ối. Do đó, đây là phương pháp chọc ối tương đối chính xác nhằm khẳng định mối quan hệ huyết thống giữa cha và đứa con chưa chào đời.
Tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn nên vẫn có khả năng tồn tại những rủi ro cho mẹ bầu. Chọc ối cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa.
Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn sẽ có tỉ lệ rủi ro là 1/500. Nghĩa là cứ 500 thai phụ thực hiện phương pháp này thì có 1 thai phụ gặp nguy cơ rủi ro. Đó là nguy cơ rò ối, sinh non, nhiễm trùng tử cung thậm chí dân đến sảy thai. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thai nhi cần phát triển đến 16 tuần tuổi mới có thể thực hiện phương pháp này.
Khi thực hiện phương pháp chọc ối, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm rất nhỏ đâm qua thành bụng nhằm lấy một lượng nước ối vừa đủ phục vụ xét nghiệm. Lượng nước ối lấy ra rơi vào khoảng 15-30ml. Phương pháp này còn được gọi là xét nghiệm ADN bằng nước ối.
2. Phương pháp sinh thiết gai nhau
Tương tự phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi bằng nước ối, tỉ lệ xét nghiệm sinh thiết gai nhau cũng có tỉ lệ biến chứng rơi vào khoảng 1/500. Tuy có giá thành rẻ hơn và nhận kết quả nhanh nhưng đây là phương pháp không được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Việc thực hiện các thủ thuật trên cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định phù hợp.
Khi thực hiện phương pháp này cần lấy một ít mô bánh nhau. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm chuyên dụng hoặc ống thông qua đường bụng và lấy mô bánh nhau. Đây là thủ thuật xét nghiệm có xâm lấn. Thủ thuật này đôi khi để lại một số biến chứng như xuất huyết âm đạo.
3. Phương pháp không xâm lấn
Phương pháp không xâm lấn sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm adn bằng máu. Hai phương pháp xét nghiệm trên tuy giá thành rẻ và kết quả tương đối chính xác nhưng mẹ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro khá cao. Chính vì vậy, xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là biện pháp được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng nhằm đảm bảo an toàn. Mẫu xét nghiệm cần sử dụng đó chính là máu của người mẹ.
Khi các tế bào nhau thai ở thai nhi chết đi sẽ giải phóng một phần vào ADN của người mẹ. Do đó, trong máu của mẹ sẽ tồn tại các ADN thai nhi tự do (cff-DNA). Số lượng ADN này thường chiếm 10% trong máu người mẹ. Kết hợp với việc giải trình tự gen của người cha nghi vấn sẽ xác định được mối quan hệ huyết thống giữa người cha giả định và đứa trẻ trong bụng.
Phương pháp này đem lại sự chính xác cao, an toàn cho cả mẹ và bé. Kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi đối chiếu với kết quả của người cha giả định.
Với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sẽ có độ an toàn cao hơn, ít gây rủi ro cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, phương pháp này cho độ chính xác lên tới 99%.
Mẹ cần nhận được sự tư vấn chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào. Nếu thai nhi đã lớn không còn phù hợp với 2 phương pháp trên, bố mẹ hãy cân nhắc làm xét nghiệm khi trẻ ra đời.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn dựa trên ADN tự do từ em bé. Chính vì vậy, quy trình xét nghiệm rất đơn giản và không để lại bất kỳ biến chứng gì cho cả mẹ và em bé.
Quy trình thực hiện nhanh gọn, đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy 7 – 10 ml mẫu máu tĩnh mạch từ người mẹ và tiến hành tách chiết sau đó đối chiếu với ADN của người cha. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả nhanh chóng, chính xác.
Mẫu người cha giả định gồm những loại mẫu nào?
Người cha giả định khi thực hiện xét nghiệm ADN không bắt buộc phải lấy mẫu máu. Để tiện lợi trong việc lấy mẫu, bạn có thể chuẩn bị một trong những mẫu sau:
- Mẫu niêm mạc miệng: Sử dụng 3 tăm bông thấm nước bọt sau đó để khô.
- Mẫu móng tay, móng chân: Cần sử dụng ít nhất 7 – 10 móng tay, chân.
- Mẫu tóc có chân tóc: Cần ít nhất 10 sợi trở lên để thực hiện xét nghiệm adn bằng tóc.
Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi tại trung tâm dành cho mẹ bầu
Tùy thuộc vào loại xét nghiệm ADN mà quy trình xét nghiệm sẽ khác nhau. Sau đây là quy trình một số loại xét nghiệm ADN thai nhi phổ biến.
- Bước 1: Tư vấn thủ tục xét nghiệm
Để được tư vấn thủ tục xét nghiệm, bạn có thể gọi điện thoại tới trung tâm xét nghiệm. Ngoài ra, mẹ có thể tới trực tiếp các văn phòng thu mẫu để được tư vấn, hướng dẫn đầy đủ về quy trình xét nghiệm ADN thai nhi.
- Bước 2: Thu mẫu xét nghiệm
Nhân viên thu mẫu sẽ tiến hành thu 7 -10ml máu tĩnh mạch của mẹ. Mẫu máu sau đó sẽ được bảo quản nghiêm ngặt và chuyển tới trung tâm xét nghiệm trong thời gian sớm nhất có thể.
- Bước 3: Hẹn lấy kết quả xét nghiệm
Sau khi tiến hành xét nghiệm, nhân viên trung tâm sẽ hẹn ngày lấy kết quả xét nghiệm cho mẹ. Mẹ có thể tùy chọn hình thức trả kết quả xét nghiệm sao cho thuận tiện nhất.
- Bước 4: Nghe lời khuyên từ chuyên gia
Khi tới nhận kết quả, mẹ sẽ được giải trình kết quả xét nghiệm ADN thai nhi đồng thời nghe lời khuyên từ chuyên gia.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi
Để quá trình xét nghiệm ADN thai nhi diễn ra thuận lợi và cho độ chính xác cao, sau đây là một số lưu ý:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
- Lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín đề kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác.
- Chuẩn bị tinh thần để đón nhận mọi kết quả xét nghiệm.
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ sau xét nghiệm xâm lấn để tránh gặp rủi ro.
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp giúp xác định huyết thống phổ biến và đem lại độ chính xác cao. Xét nghiệm không xâm lấn được khuyến nghị thực hiện vì gần như không đem lại rủi ro cho mẹ và bé. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những loại xét nghiệm trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét