Xét Nghiệm Triple Test Là Gì? Chỉ Định, Công Dụng, Chi Phí
Xét nghiệm Triple Test giúp tầm soát các vấn đề liên quan tới di truyền ở thai nhi và kiểm soát tốt tình hình sức khoẻ của bé. Đây là xét nghiệm trước sinh vô cùng quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Chỉ định thực hiện, công dụng và chi phí thực hiện xét nghiệm gen sẽ được cung cấp trong bài viết sau.
1. Xét nghiệm Triple Test là gì?
Xét nghiệm triple test (xét nghiệm bộ ba) thuộc nhóm xét nghiệm sàng lọc trước sinh thai nhi, giúp tầm soát nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới di truyền ở em bé. Đây là xét nghiệm không xâm lấn nên có độ an toàn cao, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mẫu xét nghiệm là máu tĩnh mạch của mẹ. Để đánh giá sức khỏe thai nhi, sẽ dựa trên 3 mẫu định lượng sau đây:
- AFP (alpha-fetoprotein): Đây là một loại protein sản sinh từ bào thai.
- hCG: Loại hormone này được sinh ra từ nhau thai.
- Estriol: Loại estrogen này được sinh ra bởi cả bào thai và nhau thai.
Ba loại chất này luôn tồn tại trong máu thai phụ. Nếu thai nhi phát triển tốt, ba loại chất này sẽ sinh hoá một cách tự nhiên bởi nhau thai và bào thai. Khi tình trạng bất thường xảy ra, ba loại hợp chất này sẽ thay đổi. Bác sĩ sẽ dựa vào độ tăng giảm của ba chỉ số này để dự đoán các nguy cơ dị tật của thai nhi từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của thai.
2. Chỉ định thực hiện xét nghiệm Triple Test
Triple test sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện tại thời điểm thai nhi đạt 15 – 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, khoảng thời gian “vàng” để thực hiện loại xét nghiệm này và cho kết quả chính xác nhất là vào tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ.
Xét nghiệm này được bác sĩ khuyến cáo tất cả các thai phụ nên thực hiện. Đặc biệt, những trường hợp nguy cơ cao dưới đây cần lưu ý:
- Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.
- Thai phụ có độ tuổi trên 35.
- Trong thời gian mang thai, thai phụ nhiễm một số virus gây dị tật.
- Thai phụ mắc bệnh tiểu đường và có dùng insulin.
- Thai phụ sử dụng chất kích thích.
- Thai phụ sử dụng thuốc có khả năng tác động tới thai nhi.
- Thai phụ thường xuyên sinh hoạt và làm việc trong môi trường độc hại.
- Thai phụ từng sảy thai mà không tìm được nguyên nhân.
Khi xét nghiệm triple test cho kết quả thai nhi có nguy cơ cao gặp vấn đề liên quan tới di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ xét nghiệm NIPT hoặc tiến hành chọc ối.
3. Công dụng xét nghiệm Triple Test
Xét nghiệm triple test chỉ cho thấy nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể di truyền ở trẻ chứ không chẩn đoán chính xác hoàn toàn tình trạng sức khoẻ. Triple test là một xét nghiệm cơ bản để phát hiện các dị tật thai nhi. Kết quả xét nghiệm được coi là bất thường khi có chỉ số AFP như sau:
- Nồng độ AFP tăng:
Kết quả này cho thấy thai nhi có nguy cơ gặp các vấn đề về não bộ như vô sọ (thiếu 1 phần não) hoặc dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý xác định tuổi thai chính xác khi thực hiện xét nghiệm bởi kết quả AFP tăng có thể do tuổi thai không đúng.
- Nồng độ AFP giảm:
Nếu nồng độ AFP, hCG và estriol đồng thời giảm thì trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với hội chứng Down ( gây ra do Trisomy 21 hay tam thể 21), hội chứng Edwards (gây ra bởi Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc bởi một số nhiễm sắc thể bất thường khác.
4. Chi phí thực hiện xét nghiệm Triple Test
Có rất nhiều bệnh viện, phòng khám, trung tâm hiện nay được cấp phép thực hiện xét nghiệm này. Bạn cần lựa chọn phòng khám uy tín, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để kết quả xét nghiệm và chẩn đoán được chính xác, đảm bảo.
Xét nghiệm gen bao nhiêu tiền luôn là điều khiến mẹ bầu băn khoăn. Chi phí thực hiện xét nghiệm Triple Test hiện nay dao động trong khoảng 450.000 đồng – 500.000 đồng tuỳ thuộc vào gói xét nghiệm và dịch vụ của đơn vị đó. Tại các đơn vị tiến hành xét nghiệm test hiện này thường kết hợp cùng gói khám thai định kỳ và sàng lọc thai nhi giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho thai phụ.
5. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Triple Test
Để kết quả xét nghiệm nguy cơ dị tật thai nhi chính xác nhất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, độ chính xác kết quả có thể lên tới 90%. Nếu kết quả có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Mẹ cần chú ý các vấn đề sau trước khi thực hiện xét nghiệm:
- Độ tuổi thai phụ.
- Cân nặng, chiều cao thai phụ.
- Tiền sử bệnh lý.
- Thói quen hằng ngày (hút thuốc, sử dụng chất kích thích,…).
- Đơn thai hay đa thai.
- Độ tuổi của thai.
- Thời điểm thực hiện xét nghiệm.
- Tiền sử sản khoa từ trước đến nay.
6. Kết quả xét nghiệm Triple Test cho thấy nguy cơ cao
Nếu kết quả xét nghiệm Triple Test trả về cho thấy nguy cơ cao, thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chắc chắn về khả năng dị tật ở thai nhi. Hai xét nghiệm tiếp theo được chỉ định là NIPT và chọc ối. Cha mẹ nên thực hiện xét nghiệm NIPT không xâm lấn để tránh những rủi ro khi xét nghiệm xâm lấn.
Xét nghiệm Triple Test là xét nghiệm cơ bản giúp phát hiện nguy cơ mắc các dị tật liên quan tới di truyền ở thai nhi. Xét nghiệm này giúp mẹ bầu an tâm hơn và có phương pháp chăm sóc thai kỳ hợp lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết xoay quanh chủ đề xét nghiệm Triple Test.
Nhận xét
Đăng nhận xét